Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 nằm ở sâu bên trong cung hàm nên rất khó để vệ sinh răng sạch sẽ. Bên cạnh đó, đây còn là khu vực khiến các vụn thức ăn bị mắc kẹt, từ đó dẫn đến hiện tượng răng khôn bị sâu vỡ. Răng khôn bị sâu vỡ có cần nhổ không?
NHỮNG DẤU HIỆU RĂNG KHÔN BỊ SÂU VỠ
Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng răng khôn bị sâu vỡ là do khu vực răng khôn không được vệ sinh sạch sẽ, các vụn thức ăn mắc kẹt kết hợp cùng vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng và nước bọt sẽ tạo thành các mảng bám
Sâu răng là bệnh lý răng miệng mà ai cũng có thể mắc phải ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng răng khôn bị sâu vỡ là do khu vực răng khôn không được vệ sinh sạch sẽ, các vụn thức ăn mắc kẹt kết hợp cùng vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng và nước bọt sẽ tạo thành các mảng bám.
Mảng bám chứa rất nhiều axit có khả năng phá vỡ lớp men bảo vệ răng, gây ra hiện tượng xói mòn dần sẽ tạo ra các lỗ nhỏ li ti trên răng, khiến răng khôn bị sâu theo thời gian có thể bị vỡ thành từng mảnh.
Khi đau răng khôn bị sâu thường có các triệu chứng và biểu hiện như:
– Đau răng: Cơn đau có thể xuất hiện liên tục hoặc ngắt quãng kể cả khi không tác động vào răng.
– Răng khôn bị nhạy cảm: Cảm thấy đau hoặc ê buốt khi dùng những thực phẩm lạnh, ngọt hoặc chua.
– Răng khôn thay đổi màu sắc: Dấu hiệu này dễ quan sát hơn ở răng khôn hàm răng dưới so với sâu răng khôn hàm trên. Lúc này răng có màu đen, sâu vỡ lớn khi quan sát qua gương, có thể có cạnh sắc va chạm vào má, lưỡi.
– Hơi thở có mùi: Sâu răng làm hình thành các lỗ trên bề mặt răng khiến vụn thức ăn bị mắc kẹt, đồng thời khu vực răng khôn cũng rất khó vệ sinh sạch sẽ. Chính những điều này đã khiến sâu răng trở thành ổ vi khuẩn và tiết ra mùi khó chịu.
RĂNG KHÔN BỊ SÂU VỠ CÓ CẦN NHỔ KHÔNG?
Nhổ răng chỉ là phương pháp cuối cùng nếu tình trạng sâu răng đã quá nặng
Hầu hết mọi người đều nghĩ nhổ răng là phương pháp duy nhất để điều trị đau răng khôn bị sâu. Thực tế, bạn có thể không cần phải nhổ răng khôn hàm dưới hoặc hàm trên bị sâu nếu răng khôn mọc thẳng và có tham gia một phần trong quá trình ăn nhai. Theo đó, nhổ răng chỉ là phương pháp cuối cùng nếu tình trạng sâu răng đã quá nặng. Tùy theo giai đoạn mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị riêng mà không cần nhổ bỏ răng bị sâu.
– Nếu bị sâu răng khôn ở giai đoạn đầu, bác sĩ có thể sẽ dùng gel Fluor để tăng cường men răng. Nhờ đó, răng của bạn sẽ có khả năng chống lại các axit từ mảng bám, giúp ngăn ngừa sâu răng phát triển.
– Trám răng trong trường hợp đã xuất hiện lỗ sâu nhưng chưa xâm nhập vào tủy. Phương pháp này có hơi ê buốt nên bác sĩ có thể gây tê cục bộ trước khi tiến hành trám.
– Điều trị tủy được áp dụng nếu sâu răng đã xâm nhập vào tủy răng. Do chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh nên phương pháp này có thể gây khó chịu với nhiều người. Do đó, nên cân nhắc giữa hiệu quả của việc cố gắng giữ lại hay nhổ bỏ răng khôn bị sâu, vỡ dưới lời khuyên của nha sĩ.
– Nhổ bỏ răng khi răng đã bị hư hỏng quá nặng, răng khôn bị sâu vỡ có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng kế cận.
NHỔ RĂNG KHÔN CÓ ĐAU KHÔNG?
Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông được trang bị đầy đủ các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại hỗ trợ quá trình chẩn đoán điều trị cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn
Hiện nay, với công nghệ hiện đại, nhất là trong lĩnh vực Răng Hàm Mặt, việc kiểm soát cơn đau cũng như biến chứng trong và sau thực hiện thủ thuật nhổ răng trở nên đơn giản, thuận tiện hơn nhiều so với trước. Trong đó, nổi bật nhất là công nghệ nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm Piezotome với ưu điểm vượt trội, an toàn, không gây đau, không chảy máu.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA CỬA ĐÔNG
--- Hết lòng phục vụ ---
- Hotline: 02383 569 888
- Web: http://benhviencuadong.vn/
- Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần kể cả các ngày Lễ.
- Add: 136-143 Nguyễn Phong Sắc – Tp Vinh – tỉnh Nghệ An.