Bệnh đau rễ thần kinh cột sống: Nguyên nhân và hướng điều trị

11:12 - 8/10/2024

16

Đau rễ thần kinh cột sống gây ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt của bệnh nhân, tuy nhiên nhiều người vẫn chủ quan và chưa thực sự hiểu về căn bệnh này. Chúng ta cần xác định được nguyên nhân gây bệnh và kịp thời điều trị. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về tình trạng chèn ép rễ thần kinh và gợi ý những phương pháp điều trị hiệu quả.

1. Bệnh đau rễ thần kinh cột sống

Đau rễ thần kinh cột sống còn được biết đến với tên gọi khác là hội chứng chèn ép rễ thần kinh. Trong đó, xương hoặc một số tổ chức xung quanh là tác nhân chèn ép lên rễ thần kinh và gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Chắc hẳn chúng ta đều biết dây thần kinh chịu trách nhiệm truyền dẫn thông tin tới não bộ. Khi rễ thần kinh bị chèn ép, quá trình truyền dẫn gặp khó khăn, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Trên thực tế, hiện tượng chèn ép rễ thần kinh có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, thường gặp nhất là ở cột sống thắt lưng hoặc cột sống cổ. Một số rễ thần kinh có nguy cơ chịu tổn thương là: rễ thần kinh C5, C6, C7, L4, L5 hoặc S1,… Nếu bệnh nhân có những triệu chứng bất thường ở chi trên thì khả năng cao là rễ thần kinh C5, C6 hoặc C7 đang gặp vấn đề. Ngược lại, khi rễ thần kinh L4, L5 hoặc S1 bị chèn ép, người bệnh sẽ đối mặt với các triệu chứng bệnh ở chi dưới. 

Thông thường, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những cơn đau nhức khi rễ thần kinh cột sống bị chèn ép. Cơn đau thậm chí lan tới các cơ quan xung quanh, ví dụ như: cổ, vai, gáy, tay hoặc chân, mông,… Mọi sinh hoạt đều bị cản trở do những cơn đau nhức. Song song với đó, khả năng vận động cột sống của bệnh nhân suy giảm đáng kể, cơ bắp trở nên cứng và thiếu linh hoạt hơn. Người bệnh nên chú ý theo dõi triệu chứng bất thường, đi khám và điều trị sớm để kiểm soát diễn biến của bệnh.

2. Xác định nguyên nhân gây chứng chèn ép rễ thần kinh

Việc xác định rõ nguyên nhân gây hội chứng chèn ép rễ thần kinh khá quan trọng. Nhờ vậy, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị thích hợp với từng đối tượng bệnh nhân. Đa phần bệnh nhân đau rễ thần kinh cột sống do có tiền sử mắc bệnh liên quan tới xương khớp. Ngoài ra, chế độ ăn uống, thói quen ăn uống kém khoa học cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

2.1. Do bệnh lý liên quan tới xương khớp

Ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh xương khớp tăng cao và để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Khi bị thoát vị đĩa đệm, hẹp cột sống hoặc gai cột sống, bệnh nhân cần chủ động theo dõi và tích cực điều trị. Nếu chủ quan và không điều trị dứt điểm, họ sẽ phải đối mặt với những biến chứng xấu, ví dụ như hội chứng rễ thần kinh.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng không nên bỏ qua việc điều trị bệnh lao cột sống, u cột sống hoặc nhiễm trùng. Đây là nguyên nhân gây ra cơn đau rễ thần kinh cột sống, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

2.2. Do thói quen sinh hoạt và ăn uống

Trong sinh hoạt hàng ngày, nếu chúng ta lặp đi lặp lại những tư thế không đúng kỹ thuật thì cột sống có nguy cơ cao bị chấn thương. Việc chủ quan, không xử lý dứt điểm chấn thương sẽ dẫn tới cơn đau rễ thần kinh, bệnh nhân đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu.

Các bác sĩ cũng cho biết hội chứng rễ thần kinh thường xảy ra ở người thừa cân, béo phì. Khi khối lượng cơ thể quá lớn, cột sống phải chịu áp lực càng cao và có nguy cơ bị tổn thương. Đó là lý do vì sao người thừa cân béo phì cân nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, kiểm soát tốt cân nặng và giảm áp lực đối với cột sống.

3. Đau rễ thần kinh cột sống và những biến chứng thường gặp

Mặc dù bệnh đau rễ thần kinh cột sống không gây hại tới tính mạng của bệnh nhân, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan. Nhiều trường hợp bệnh nhân gặp phải biến chứng xấu do chủ quan, bỏ qua việc điều trị bệnh.

Ban đầu, bệnh nhân sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, nguyên nhân là do rễ thần kinh cột sống bị chèn ép, quá trình truyền dẫn thông tin tới não bộ giảm đáng kể. Kéo theo đó là tình trạng rối loạn cảm giác.

Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể đối mặt với tình trạng teo cơ, tàn phế một số bộ phận trên cơ thể. Đây là những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng tới tiếp tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt.

Tốt nhất, khi phát hiện triệu chứng bất thường, người bệnh nên tới các cơ sở y tế uy tín để xét nghiệm, kiểm tra. Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân đi chụp X - quang, chụp MRI hoặc CT. Song song với đó, phương pháp điện cơ và xét nghiệm máu cũng được sử dụng nhằm chẩn đoán chính xác bệnh đau rễ thần kinh cột sống.

4. Kinh nghiệm điều trị hội chứng rễ thần kinh

Khi điều trị hội chứng rễ thần kinh, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh của từng người. Nếu bệnh nhân gặp triệu chứng nhẹ, các phương pháp điều trị không xâm lấn sẽ được ưu tiên sử dụng. Trong những giai đoạn đầu chữa trị, bạn sẽ được sử dụng đai cố định khu vực tổn thương để hạn chế vận động, tránh tổn thương tại khu vực này. Lúc này, bệnh nhân nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế cử động mạnh.

Sử dụng thuốc hoặc tiêm ngoài màng cứng là những phương pháp thường được áp dụng đối với bệnh nhân đau rễ thần kinh cột sống. Người bệnh chỉ được dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để tránh những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe xương khớp. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, thuốc có tác dụng giãn cơ, chống viêm và trợ lực thần kinh cho bệnh nhân.

Một số trường hợp được chỉ định tiêm ngoài màng cứng để cải thiện tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn đã và đang điều trị bệnh tiểu đường, rối loạn đông máu hoặc viêm đốt sống thì hãy thận trọng khi áp dụng phương pháp điều trị này. Bệnh nhân nên chủ động thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân trước khi tiến hành tiêm.

Điều trị vật lý trị liệu cũng đem lại hiệu quả tương đối tốt cho bệnh nhân mắc hội chứng rễ thần kinh. Điều quan trọng là bạn phải duy trì trị liệu điều đặn để thấy được sự thay đổi của cơ thể.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh nặng, điều trị bằng thuốc và tiêm màng cứng không đem lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Người có nguy cơ teo cơ hoặc liệt thường được ưu tiên điều trị bằng phương pháp này. Nhờ vậy, rễ thần kinh cột sống của bệnh nhân được giải phóng, đồng thời giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh.

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn