Trang chủ » Bệnh Cơ Xương Khớp » Bệnh gút : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh gút : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

08/02/2023

Bệnh gút là một dạng viêm khớp, có thể gây ra những cơn đau dữ dội, thậm chí đau không thể di chuyển được. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không phát hiện triệu chứng và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Gout

Bệnh gút (tên tiếng Anh là gout) là một dạng viêm khớp gây sưng đau, nóng đỏ tại các khớp, thường khởi phát ở ngón chân cái hoặc chi dưới. Gút thường được phân loại thành thể cấp và mạn tính. Nếu dựa trên nguyên nhân gây bệnh, gout còn được chia thành thể nguyên phát, thứ phát và bẩm sinh.

Với thể nguyên phát và bẩm sinh, bệnh thường xảy ra do yếu tố cơ địa hoặc di truyền. Với thể thứ phát, bệnh hình thành do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận khiến bộ phận này không thể lọc axit uric từ máu. Khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao sẽ lắng đọng lại ở các cơ quan trong cơ thể dưới dạng tinh thể urat. Khi các tinh thể này lắng đọng ở màng hoạt dịch, ổ khớp sẽ gây ra tình trạng sưng, đau, nóng đỏ tại các khớp, hình thành nên bệnh gút.

Bệnh gút thường xuất hiện ở nam giới trung tuổi (phổ biến ngoài 40). Đặc biệt, người bị suy giảm chức năng gan, thận hay chế độ ăn uống không lành mạnh, lạm dụng rượu bia… sẽ có khả năng bị gút cao hơn bình thường.

Triệu chứng bệnh gút nên thận trọng

Thông thường, dấu hiệu bệnh gút thường dễ nhầm lẫn với các bệnh xương khớp, viêm khớp,… Dưới đây là những triệu chứng bệnh gút điển hình không nên bỏ qua:

– Đau khớp dữ dội ở các khớp ngón chân, mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay… Cơn đau bùng phát dữ dội từ 4 đến 12 giờ đầu tiên kể từ khi bắt đầu.

– Đau âm ỉ: Sau đợt gút cấp, các cơn đau sẽ “hạ nhiệt” và kéo dài âm ỉ, thời gian này có thể vài tuần, vài ngày.

– Các khớp bị tấy đỏ, ấn vào thấy mềm, hơi nóng.

– Hạn chế hoạt động: Khi bệnh gout tiến triển nặng, người bệnh có thể gặp khó khăn trong vận động, hạn chế di chuyển.

Người bệnh gút có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: Biến dạng khớp, viêm đa khớp; Thoái hóa khớp; Cơ thể tích tụ quá nhiều tinh thể urat làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, suy giảm chức năng thận; Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch; Nguy cơ hoại tử khớp, tàn phế

Mặc dù có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh gút có thể kiểm soát hiệu quả nếu được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và thay đổi lối sống khoa học.

Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh gút

Người bệnh gút kiêng ăn gì, nên ăn gì, uống nước gì… để hỗ trợ điều trị bệnh là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để cải thiện bệnh, người bệnh nên bổ sung một số loại thực phẩm sau:

– Rau xanh, củ, hoa quả (đặc biệt là quả anh đào rất tốt cho người bệnh gout)

– Các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt

– Trứng

– Các sản phẩm từ sữa

– Dùng gia vị từ các loại thảo mộc, dầu thực vật

– Cafe, trà canh, trà

Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng

– Những loại thực phẩm chứa nhiều purin như nội tạng động vật, thịt đỏ (thịt chó, dê, nai…), hải sản, thực phẩm lên men

– Rượu mạnh, bia, những loại đồ uống nhiều đường hay có gas

– Người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao tăng cường sức đề kháng.

Chẩn đoán và điều trị bệnh gút

Để chẩn đoán chính xác về bệnh gút, bác sĩ cần tiến hành thăm khám và thực hiện các xét nghiệm sau:

– Khám lâm sàng: Hỏi về tình trạng bệnh lý, triệu chứng, xem xét bệnh xử của người bệnh

– Khám cận lâm sàng: Thực hiện xét nghiệm máu đo nồng độ uric, siêu âm, chụp CT, chụp X-quang và kiểm tra dịch khớp

Tùy thuộc vào kết quả thăm khám, tình trạng bệnh lý, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng một trong số những cách sau:

Sử dụng thuốc làm giảm cơn đau gút cấp tính

Một số loại thuốc thường được dùng để ức chế cơn đau gút cấp tính, giảm sưng viêm các khớp gồm:

– Thuốc chống viêm không chứa Steroid (NSAID)

– Thuốc giảm đau chống viêm colchicine, corticosteroid

– Thuốc ngăn chặn sản xuất acid uric, thuốc làm tăng đào thải acid uric,…

Việc dùng thuốc cần theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ.

Phẫu thuật ngoại khoa: Phương pháp này được chỉ định khi tình trạng gout nặng, các biến chứng đã xảy đến như loét các khớp, bội nhiễm các nốt tophi hoặc các nốt tophi quá lớn làm ảnh hưởng đến vận động của người bệnh.

BVĐK Cửa Đông quy tụ đội ngũ bác sĩ có chuyên môn giàu kinh nghiệm bên cạnh sự hỗ trợ của hệ thống y tế hiện địa là địa chỉ chăm sóc sức khỏe uy tín, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng. Liên hệ để đặt lịch tư vấn và thăm khám miễn phí!

 

Bình luận

Tin liên quan