Trang chủ » Bệnh Tiêu Hóa » Polyp dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

Polyp dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

22/06/2022

Polyp dạ dày thường ít có triệu chứng hoặc các triệu chứng không rõ ràng. Những khối u này đa phần là lành tính, không gây ra nhiều tác động nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa nguy cơ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm hiểm gặp, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để được xử lý triệt để.

Triệu chứng polyp dạ dày

Polyp dạ dày là những khối tế bào hình thành trên lớp niêm mạc bên trong bao tử. Hầu hết các polyp ở dạ dày là lành tính, nhưng có một số loại có nguy cơ cao chuyển thành ung thư dạ dày.

Đa phần các trường hợp mắc bệnh polyp dạ dày đều không có triệu chứng. chúng thường phát hiện tình cờ khi người bệnh đi kiểm tra về các vấn đề khác của dạ dày. Tuy nhiên, một số dấu hiệu có thể nhận biết gồm:

  • Khó tiêu.
  • Trào ngược axit.
  • Ợ nóng.
  • Đau bụng.
  • Cảm thấy no nhanh.
  • Mệt mỏi.
  • Khi polyp lớn có thể gây chảy máu làm bệnh nhân thiếu máu, hoặc có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa.

Nguyên nhân gây polyp dạ dày

Polyp dạ dày được hình thành để phản ứng với các tổn thương trên niêm mạc. Một số nguyên nhân phổ biến phải kể đến gồm:

  • Viêm dạ dày mãn tính: Tình trạng này dẫn đến sự hình thành của các polyp và u tuyến tăng sản, tuy nhiên đa phần không có khả năng phát triển thành ung thư, ngoại trừ những khối tế bào lớn hơn 1cm.
  • Bệnh đa polyp gia đình: Đây là hội chứng di truyền hiếm gặp, khiến một số tế bào nhất định trên niêm mạc bên trong dạ dày hình thành polyp (polyp tuyến cơ). Bệnh đa polyp tuyến gia đình cũng có thể gây ra u tuyến.
  • Lạm dụng một số loại thuốc dạ dày: Polyp tuyến cơ thường xuất hiện phổ biến ở những người thường xuyên sử dụng các loại thuốc ức chế bơm Proton để giảm axit dạ dày. Những polyp này thường có kích thước nhỏ và không phải là nguyên nhân đáng lo ngại.

Polyp dạ dày có thể xảy ra ở cả nam, nữ và mọi lứa tuổi, tuy nhiên giai đoạn từ 45 tuổi trở lên thường đối mặt với nguy cơ mắc phải cao hơn. Trong đó, polyp tuyến đáy vị thường được tìm thấy ở phụ nữ trung niên. Sự hiện diện của vi khuẩn H. pylori trong dạ dày của bệnh nhân cũng có thể làm tăng nguy cơ bị polyp dạ dày.

Cách chữa polyp dạ dày

Việc điều trị polyp dạ dày sẽ phụ thuộc vào từng loại, kích thước và nguyên nhân hình thành mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp dứt điểm.

+ Cắt polyp

Các polyp bao tử kích thước lớn thường có nguy cơ cao phát triển thành ung thư. Chẳng hạn, trường hợp phát hiện khối tế bào có đường kính lớn hơn 10mm trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể quyết định loại bỏ ngay lập tức. Quá trình này được gọi là cắt polyp.

  • Polyp tuyến đáy vị : Nếu các polyp tuyến được tìm thấy nhưng không kèm theo dấu hiệu bất thường nào, bác sĩ thường không cần đến điều trị bổ sung. Tuy nhiên, khi khối tế bào có đường kính lớn hơn 10mm , việc cắt bỏ là cần thiết. Nếu có chứng loạn sản ở mô xung quanh polyp, bác sĩ sẽ tiến hành khám tương tự như đối với ung thư, thậm chí có thể nội soi.
  • Polyp tăng sản: Polyp tăng sản thường chỉ được t nghiệm và kiểm tra, đặc biệt là đối với tình trạng nhiễm H. pylori. Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ được theo dõi bằng nội soi sau một năm. Sau thời điểm này, nếu polyp vẫn còn tồn tại hoặc phát hiện thấy loạn sản trong sinh thiết, quá trình cắt bỏ sẽ được tiến hành.
  • Polyp u tuyến: Loại polyp này có nguy cơ cao phát triển thành ung thư nên thường được cắt bỏ. Nếu polyp tuyến không được loại bỏ trong lần nội soi đầu tiên, bác sĩ có thể sẽ thực hiện lặp lại trong vòng từ 6 – 12 tháng. Ngoài ra, quá trình kiểm tra và sinh thiết các khu vực xung quanh cũng được tiến hành để theo dõi tế bào ung thư cũng như loạn sản khác.
  • Trường hợp polyp xuất hiện quá nhiều thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật dạ dày để loại bỏ một phần hoặc toàn bộ cơ quan. Tuy nhiên, lớp niêm mạc bao tử có kết cấu đặc biệt với nhiều nếp gấp khiến cho quá trình thực hiện này trở nên phức tạp. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc lựa chọn bác sĩ, bệnh viện uy tín để tránh tối đa rủi ro không mong muốn.

 + Điều trị nhiễm trùng

Nếu quá trình kiểm tra phát hiện thấy nhiễm trùng hoặc tình trạng viêm cùng với một khối u, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị. Giải pháp này được thực hiện phổ biến trong trường hợp nhiễm H. pylori.

Polyp dạ dày thường không có triệu chứng rõ ràng và phần lớn chỉ được phát hiện thông qua quá trình nội soi định kỳ. Ngoài ra, trường hợp những khối tế bào này phát triển thành ung thư cũng chiếm tỉ lệ rất nhỏ (từ 6 – 10%). Tuy nhiên, nếu polyp dạ dày có kích thước lớn cũng sẽ gây ra một vài triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày như: khó tiêu, ợ nóng, đau bụng, xuất huyết bao tử… Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm là vô cùng cần thiết.

Khoa Nội Soi tiêu hóa BVĐK Cửa Đông địa chỉ uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Bình luận

Tin liên quan