Trang chủ » Kiến Thức Y Khoa » Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

23/11/2022

Theo thống kê của WHO năm 2019, trên thế giới có khoảng 262 triệu người mắc bệnh hen suyễn. Vậy bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Hen suyễn có lây không? Nếu lây thì bệnh hen suyễn lây qua đường nào? Liệu mắc bệnh hen suyễn có chết không? và tác hại của bệnh hen suyễn là gì?

  1. Hen suyễn có nguy hiểm không?

Hen suyễn là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất hiện nay và tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhiều người thắc mắc bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Hen suyễn là bệnh lý hô hấp mạn tính ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong hen, đường thở bị viêm mạn tính và tăng tính phản ứng. Khi có các tác nhân kích thích, đường thở xuất hiện tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, sưng phù, tiết dịch nhầy và co thắt khi gặp những chất kích thích gây cản trở không khí đi vào phổi làm gây nên tình trạng thiếu oxy, khó thở ở người bệnh.

Nếu gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng, người bị hen suyễn có thể cần được can thiệp y tế khẩn cấp và nhập viện để điều trị và theo dõi. Trong một số trường hợp nặng, người bệnh có thể bị suy hô hấp, bất tỉnh, thậm chí là tử vong nếu không kịp thời điều trị hoặc sử dụng thuốc giãn đường dẫn khí kịp thời.

Nếu không kiểm soát được cơn hen hiệu quả, về lâu dài bệnh hen sẽ gây nên nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh:

+ Gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày: Hen suyễn là bệnh lý tái đi tái lại thường xuyên với những cơn ho dai dẳng vào ban đêm khiến cho người bệnh mất ngủ và mệt mỏi vào ban ngày. Các triệu chứng của hen làm cản trở công việc và các sinh hoạt hàng ngày khác, gây căng thẳng, lo âu, dễ bị trầm cảm, dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi.khám nam khoa tại vinh

Hen suyễn ở trẻ em có thể đưa đến những hậu quả xấu cho trẻ cả trước mắt và lâu dài: trẻ thường xuyên bị lên cơn nhất là về ban đêm làm trẻ không ngủ được, không thể vui chơi, chạy nhảy như trẻ khác, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Trẻ cũng thường xuyên phải nghỉ học do bệnh thậm chí phải đi cấp cứu, nhập viện vì khó thở ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ.

+ Bệnh có khả năng gây tử vong và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm: Mặc dù có tỉ lệ thấp nhưng tác hại của bệnh vẫn có thể dẫn tới tử vong. Người bệnh không nên chủ quan bởi nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hen phế quản có thể gây nên các biến chứng như: tâm phế mạn tính, suy hô hấp, khí phế thũng,… hay thậm chí là ngừng hô hấp kèm tổn thương não, xẹp phổi, tràn khí màng phổi,…

+ Hen suyễn đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai: Một trong những tác hại của bệnh hen suyễn là gây nguy hiểm đối với phụ nữ. Nguy cơ mắc hen suyễn ở phụ nữ mang thai thường xuất hiện ở tuần thứ 24 – 36 của thai kỳ. Khi mắc hen suyễn, phụ nữ mang thai sẽ đối mặt với các biến chứng sản giật, sinh non, xuất huyết âm đạo,… Ngoài ra, bé cũng nhẹ cân hơn so với những đứa trẻ bình thường.

2. Các dấu hiệu của bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không và khi diễn tiến nặng thường có những biểu hiện như thế nào? Thông thường khi xuất hiện cơn hen suyễn nặng, người bệnh sẽ có các dấu hiệu dưới đây:

  • Khó thở liên tục, không nằm được mà phải ngồi ngả ra trước để thở.
  • Phổi xuất hiện nhiều ran rít hai phổi, đặc biệt là hít vào và thở ra.
  • Thở nhanh.
  • Tụt SpO2 < 90%.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Nói từng từ (khó nói, khó ho).
  • Tinh thần bị kích thích.
  • Vã mồ hôi.
  • Tím tái.
  • Co kéo các cơ hô hấp phụ: cơ ức đòn chũm, cơ liên sườn, cơ cánh mũi.
  • Xuất hiện dấu hiệu suy tim phải hoặc huyết áp tăng bất thường.

Các dấu hiệu trên đều là những triệu chứng của bệnh hen nặng và nếu người bệnh xuất hiện những dấu hiệu này cần được đi cấp cứu ngay lập tức để tránh những hậu quả xấu xảy ra.

Bình luận

Tin liên quan