Trang chủ » Kiến Thức Y Khoa » Nguyên nhân, triệu chứng áp xe phổi chớ chủ quan !

Nguyên nhân, triệu chứng áp xe phổi chớ chủ quan !

09/02/2023

Áp xe phổi là bệnh nhiễm trùng phổi nguy hiểm, có thể dẫn đến các biến chứng như giãn phế quản, viêm màng não, ho ra máu nặng, suy kiệt các cơ quan đe dọa đến tính mạng… Nguyên nhân dẫn đến áp xe phổi, làm thế nào để nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh ép xe phổi cùng BVĐK Cửa Đông theo dõi bài viết sau đây. 

Áp xe phổi là gì?

Áp xe phổi hay ép xe phổi là một bệnh lý nhiễm trùng xảy ra ở mô phổi, sau khi người bệnh mắc các viêm nhiễm cấp tính như viêm phổi, tắc mạch phổi nhiễm khuẩn… Khi mắc bệnh, nhu mô phổi của người bệnh sẽ bị hoại tử, lâu ngày hình thành dịch mủ và các ổ áp xe chứa mủ, xác bạch cầu chết và các vi sinh vật gây bệnh.

Nguyên nhân gây ép xe phổi

Thống kê tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc áp xe phổi chiếm khoảng 4,8% các trường hợp bệnh lý liên quan đến phổi. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên số liệu thống kê cho thấy bệnh thường gặp ở độ tuổi 25 – 45 tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm, thói quen rượu bia, thuốc lá thường xuyên, người bệnh đái tháo đường và các bệnh phổi mạn tính.

Triệu chứng thường gặp

Bệnh lý Áp-xe phổi tiến triển theo 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có triệu chứng đặc trưng riêng biệt. Cụ thể là:

+ Giai đoạn 1: Giai đoạn viêm

Hầu hết các trường hợp đều bắt đầu rầm rộ như một bệnh viêm phổi nặng, người bệnh sốt cao lên tới 39-40 độ C kèm theo môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở có mùi hôi. Một số bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng tiểu tiện ít, nước tiểu sẫm màu. Một số ít trường hợp khác lại khởi phát từ từ như hội chứng cúm.

+ Giai đoạn 2: Giai đoạn ộc mủ

Đây là giai đoạn các triệu chứng áp xe phổi thể hiện rõ ràng nhất, giúp chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác.

  • Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện sớm 5 – 6 ngày, hoặc có thể xảy ra rất muộn khoảng 50 – 60 ngày sau giai đoạn khởi phát bệnh.
  • Các triệu chứng gồm ho, đau vùng ngực. Người bệnh có thể ho mủ, mủ có thể ộc ra nhiều khoảng 300 – 500ml trong vòng 24 giờ hoặc mủ khạc ít nhưng kéo dài.
  • Tính chất mủ: Nếu tác nhân gây bệnh là virus, mủ sẽ có mùi thối; tác nhân là amip thì mủ có màu như socola; còn do áp xe đường mật gây vỡ thông lên phổi thì mủ có màu vàng như mật.
  • Người bệnh sau ộc mủ có thể thấy triệu chứng sốt giảm dần, cảm thấy dễ chịu hơn. Trường hợp đã khạc mủ nhiều lần mà nhiệt độ vẫn cao, có thể là do còn ổ áp xe khác chưa vỡ mủ.

Giai đoạn 3: Giai đoạn thành hang

Ở giai đoạn này, người bệnh có thể vẫn còn khạc mủ nhưng ít hơn. Nếu thân nhiệt người bệnh tăng lên một cách đột ngột, chứng tỏ có thể mủ dẫn lưu kém, còn ứ lại nhiều trong phổi.

Áp xe phổi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể tiến triển tốt, bệnh khỏi hoàn toàn sau một thời gian. Trường hợp không điều trị kịp thời, hoặc điều trị không đúng cách, không đáp ứng tốt có thể tiến triển thành áp xe mạn tính hoặc để lại hang. Lúc này người bệnh có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: Giãn phế quản quanh ổ áp xe; Màng phổi và màng tim xuất hiện dịch mủ do vỡ ổ áp xe; Nhiễm trùng huyết; Áp xe não, viêm màng não; Ho ra máu nặng; Suy kiệt, thoái hóa các cơ quan, thậm chí code thể đe dọa  tính mạng người bệnh….

Do đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh luôn được ưu tiên trên hết, các bác sĩ khoa Nội Tổng hợp BVĐK Cửa Đông khuyến cáo người dân:

  • Luôn giữ vệ sinh và điều trị tốt các nhiễm khuẩn ở răng, miệng, mũi và họng để tránh sự viêm nhiễm từ trên lan xuống gây áp xe phổi;
  • Chú ý các biện pháp giữ ấm cho cơ thể, nhất là vào mùa đông;
  • Phòng tránh các dị vật rơi vào đường thở. Thận trọng khi tiến hành các thủ thuật ở vùng răng hàm mặt, tai mũi họng để tránh các mảnh vụn rơi vào khí phế quản;
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách tập thể dục thường xuyên, bổ sung các loại hoa quả, trái cây và thực phẩm dinh dưỡng chứa nhiều vitamin C và nhóm B;

Bệnh áp xe phổi mặc dù là căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể được chữa khỏi nhanh chóng nhờ những tiến bộ trong y học hiện đại. Tuy nhiên, để việc điều trị được hiệu quả nhất, hãy đến gặp ngay các bác sĩ để khi phát hiện ra các dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Khám sức khỏe tổng quát mỗi 6 tháng/lần cũng là một phương án phòng bệnh hiệu quả.

Bình luận

Tin liên quan